Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Mô hình tưới tự động cho vườn rau tại Hồ Chí Minh

Mô hình này hiện nay đang được ông Trần Ngọc Yên (ấp 1 xã Xuân Thới Thượng) áp dụng trên phần đất canh tác rau ăn lá của mình. Diện tích ban đầu để ông đầu tư ứng dụng công nghệ tưới tự động là 500m2. Quy trình kỹ thuật và các công nghệ do Trạm Khuyến nông Hóc Môn chuyển giao và hỗ trợ 50% kinh phí, với thời gian thực hiện mô hình trình diễn là 6 tháng (11/2010 – 4/2011).

Sau thời gian trình diễn thí điểm, mô hình này sẽ được ông Yên nhân rộng ra toàn bộ diện tích đất sản xuất rau hiện có và sẽ hướng dẫn cho các hộ trồng rau ăn lá trên địa bàn của xã Xuân Thới Thượng. 
Theo nhận xét ban đầu của ông Yên : “từ ngày áp dụng mô hình tưới tự động đến nay, tôi không thuê thêm người tưới rau, việc chuyển từ tưới tay sang tưới phun tự động đã giúp tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, thời gian đó tôi làm thêm nhiều việc khác giúp gia đình và xã hội”.

Hiện nay, trên phần đất thực hiện mô hình sử dụng hệ thống tưới tự động, ông Yên đang trồng các loại rau : cải xà lách, mồng tơi, rau dền …Đặc biệt, từ ngày ông Yên lắp đặt và vận hành hệ thống tưới phun tự động theo công nghệ mới, có nhiều hộ nông dân trồng rau ăn lá đến xem và học tập kinh nghiệm của ông Yên. Trong thời gian tới, các hộ trồng rau trong vùng sẽ cải tiến dần cách canh tác theo truyền thống, áp dụng tưới tự động vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí đầu tư, đưa giá thành đủ sức cạnh tranh với các vùng chuyên canh rau khác, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, ổn định cuộc sống, đảm bảo nguồn hàng nông sản tươi phục vụ thị trường.

Ngoài ra, hộ ông Yên còn trồng rau ăn quả : bầu, bí, dưa leo, khổ qua … theo tiêu chuẩn Vietgap. Diện tích canh tác cho mỗi loại cây trồng từ 2.000 m2 đến 5.000 m2 tùy vào mùa vụ. Ông Yên cho biết : “các loại mặt hàng rau củ quả, rau ăn lá do gia đình tôi sản xuất ra đều cung cấp cho Hợp tác xã Ngã Ba Giồng, vì tôi áp dụng sản xuất theo quy trình Vietgap và đã được cấp giấy chứng nhận”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét